Cầu trục dầm đôi

Tùy vào tải trọng nâng hạ ta có cầu trục dầm đôi 1 tấn, cầu trục dầm đôi 2 tấn, cầu trục dầm đôi 5 tấn, cầu trục dầm đôi 10 tấn, cầu trục dầm đôi 20 tấn, cầu trục dầm đôi 30 tấn đến 100 tấn.

Cầu trục dầm đôi được thiết kế theo công nghệ hiện đại, được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp, làm việc ổn định và an toàn.

* Cầu trục dầm đôi tận dụng được hết phạm vi hoạt động trên không, không chiếm diện tích nền nhà xưởng.

* Tốc độ cầu trục có thể điều chỉnh phù hợp với các công việc nâng hạ.

* Đặc biệt hiệu quả đối với công việc nâng hạ vận chuyển các loại tải trọng lớn.

* Kiểm tra và bảo dưỡng thuận lợi do được lắp lan can sàn bảo dưỡng.

Cầu trục dầm đôi có ưu điểm dễ lắp đặt sử dụng, bảo dưỡng, được sử dụng nâng hạ vận chuyển vật liệu trong các nhà máy sản xuất như bao bì, nhiệt điện, gang thép.

Cấu tạo

Bao gồm: 2 dầm chính, 2 dầm biên, sàn công tác, xe con di chuyển (lắp palang hoặc tời điện), hệ dây dẫn điện, điều khiển cầu trục, cơ cấu di chuyển cầu trục.

Dầm chính được chế tạo dưới dạng hộp hoặc dàn không gian. Dầm dàn không gian nhẹ hơn dầm hộp chỉ dùng cho cầu trục dầm đôi có tải trọng nâng và khẩu độ lớn. Dầm biên được chế tạo dưới dạng hộp

Hai đầu dầm chính liên kết với dầm biên theo phương thẳng đứng và nằm ngang liên kết cứng dạng gối bằng bulông cường độ cao. Dầm biên có lắp bánh xe di chuyển chạy trên thanh ray cầu trục đặt dọc theo sàn nhà xưởng trên vai cột.

Cơ cấu nâng  hạ

Cơ cấu nâng hạ dùng Palang thường nhập khẩu trực tiếp nên cần chú ý các thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu như tốc độ nâng hạ, tốc độ di chuyển, chiều cao nâng  hạ. Palang cáp điện dầm đôi có các thiết bị an toàn như bộ báo quá tải, giới hạn hành trình nâng hạ, di chuyển và tay bấm điều khiển đồng bộ.

Cầu trục dầm đôi cũng có thể sử dụng xe con có khả năng làm việc liên tục, trong điều kiện khắc nghiệt như nhà máy thép, luyện kim…

Cơ cấu di chuyển

Dầm biên cầu trục dầm đôi gồm: khung dầm biên, hộp bánh xe, động cơ giảm tốc và các đầu đấm cao su giảm chấn. Trên dầm biên có lắp bánh xe di chuyển chạy trên thanh ray giúp cầu trục di chuyển dọc theo nhà xưởng. Động cơ dầm biên lấy nguồn điện thông qua ray điện cầu trục. Cầu trục dầm đôi có tải trọng lớn thì dầm biên càng dài.

Hệ thống cấp điện

Cấp điện cho Palang (hệ điện ngang) được thiết kế kiểu sâu đo, cáp dẹt treo dưới với hệ con chạy, tay lấy điện. Cấp điện cho cầu trục (hệ điện dọc) dùng ray điện cầu trục 3P, 4P hoặc 6P nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan hoặc Trung Quốc. Với cầu trục dầm đôi dưới 20 tấn thường dùng ray 3P.

Ưu điểm và nhược điểm

Cầu trục dầm đôi gọn nhẹ, kết cấu vững chắc hoạt động ổn định có khả năng nâng hạ các vật có tải trọng lớn. Cầu trục dầm đôi có thể nâng từ 2 tấn đến 100 tấn, khẩu độ từ 5m đến 50m.

Cầu trục dầm đôi cũng có nhược điểm dễ xảy ra xô lệch dầm khi di chuyển do lực cản hai bên ray không đều.

Cầu trục dầm đôi ngày càng được ứng dụng phổ biến  để nâng, vận chuyển các vật liệu xây dựng trong các nhà máy sản xuất : nhiệt điện, gang thép….

Lưu ý khi sử dụng cầu trục

– Trước khi sử dụng phải thử tải, đảm bảo các thiết bị như Palang, điện, cơ cấu di chuyển không có bất thường.

– Khi vận hành cầu trục không được đứng lên vật nặng nâng hạ hoặc đứng bên dưới vật nặng.

– Bảo dưỡng cầu trục định kỳ đầy đủ, đăng kiểm cầu trục theo đúng thời hạn cấp phép

– Tìm hiểu kỹ chế độ làm việc của cầu trục

– Chuẩn bị phụ tùng thay thế bộ phận hao mòn tự nhiên như má phanh, các loại động cơ nâng hạ, di chuyển…

– Cầu trục, palang hoạt động từ 15 đến 20 năm nên được thay thế mới.